17:17
Trang phục thổ cẩm truyền thống của người k'ho tại đà lạt
Trải qua rất nhiều biến thiên của lịch sử, bộ trang phục truyền thống của dân tộc K’ho vẫn còn bảo lưu được nhiều sắc thái văn hóa truyền thống.Tôn vinh được nét duyên dáng,nét độc đáo không thể lẫn lộn với bất kỳ một trang phục nào khác. Cho dù văn hóa trang phục có phong phú và đa dạng đến đâu đi nữa thì trang phục truyền thống của người phụ nữ K’ho vẫn luôn giữ được những nét đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc mình.
Ngày nay, trang phục truyền thống K’ho được cách tân, biến tấu theo nhiều kiểu mới lạ và đẹp mắt với nhiều màu sắc khác nhau theo hướng phù hợp với thời đại nhưng hầu hết vẫn giữ ở mức độ dung hòa giữa hiện đại và truyền thống. Đặc biệt, khi người phụ nữ k’ho khoác lên mình trang phục truyền thống trình diễn các điệu múa của dân tộc mình thì càng làm tăng thêm vẻ đẹp của trang phục và sự duyên dáng của người phụ nữ k’ho.
nét đẹp của trang phục thổ cẩm
Người K’Ho ngày xưa ăn mặc rất đơn giản: tất cả đều cởi trần, đàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Khi vải còn khó tìm, họ đã dùng vỏ cây rừng ngâm cho hết nhựa, gấp đôi lại khoét cổ và ống tay khâu lại bằng dây mây để làm áo chống rét. Theo tục truyền thống, các cô gái K’ho khi lớn lên đều được người mẹ bày cho cách dệt vải để không chỉ dệt cho mình những bộ váy đẹp mà cho cả gia đình và đem sản phẩm dệt của mình làm đồ sính lễ sang nhà trai. Những bộ váy đẹp nhất được dành cho những ngày lễ hội, cưới xin khi dân làng tụ họp vui vẻ trong tiếng cồng chiêng. Cô gái nào có bộ váy đẹp cũng chính là người chăm chỉ giỏi giang, được nhiều chàng trai để mắt tới càng có điều kiện lựa chọn để "bắt chồng". Đây là một nghề mang tính phân công lao động theo giới tính.
dệt thổ cẩm của người k'ho
Tuy nhiên, nghề dệt vải nơi đây chỉ dừng lại ở mức không chuyên và chỉ làm trong thời gian rảnh rỗi.Chỉ với một khung dệt tự chế 12 thanh làm từ gỗ và lồ ô rất đơn sơ ,gọn nhẹ nhưng người dệt đã tạo nên những thổ cẩm với những đường nét,họa tiết, hoa văn rất sinh động. Để có những tấm vải thổ cẩm đẹp với những đường nét, hoa văn độc đáo là cả một quá trình lao động khá công phu và mệt nhọc.
Nguyên liệu dệt vải chủ yếu là sợi bông do đồng bào tự trồng, các loại cây phụ liệu được lấy từ núi rừng, ruộng rẫy. Màu nhuộm vải được lấy từ các loại củ, quả, lá cây trong rừng như: Củ nghệ chế ra màu vàng, hạt quả cari còn gọi là quả nho để chế màu cam, vỏ và thân cây lốt tạo màu đỏ, lá cây drửm tạo màu xanh đậm, xanh dương, còn màu đỏ thì lấy từ loại cỏ họ dền, phơi khô, nấu, lọc rồi nhúng sợi vào. Các màu sắc, hoa văn đều được dệt cùng lúc nên có thể nói những người làm ra nó là những người thợ dệt đồng thời là những thợ thêu. Để màu nhuộm được bền, bao giờ trong dung dịch nước nhuộm sợi, họ cùng hòa thêm bột vỏ sò và tro củ chuối. Khi dệt, người phụ nữ ngồi duỗi thẳng chân trên sàn, hai chân đạp và giữ chặt một thanh chủ của khung dệt (gọi là đưng- pong) và một thanh chủ khác được dùng dây móc vào lưng người dệt để cố định và kéo căng khung sợi. Các thanh khác tùy theo chức năng của chúng mà luồn rất khéo vào giữa giàn sợi…
Trên những tấm vải thổ cẩm của dân tộc K’ho nét độc đáo nhất chính là những họa tiết, hoa văn sinh động được người dệt gửi gắm bằng tất cả tâm hồn, tình cảm cũng như sự cảm nhận về thế giới tự nhiên, con người của mình. Có những loại hoa văn tiêu biểu hơn cả như:Hoa văn chấm trắng tượng trưng hình con sâu, chấm xanh tượng trưng quả dưa hấu hay tổng hợp nhiều màu vàng, xanh, đỏ thẫm, trắng để tạo nên hoa văn tượng trưng hình con công. Hoa văn có nhiều loại như mắt chim (mat sêm), con cào cào (srah), hầm chông (srông), cán xà gạc (ngkơr wiêh), bướm (tơplơp)… Đó có thể là các loại hoa văn hình kỷ hà, người, các loài muông thú và các vật dụng quen thuộc, gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con như: cầu thang nhà sàn, cổ nỏ, tua cây nêu, cán xà gạt, con thuyền, mắt chim công, đường ranh, lá đùng đình, cây chông, vầng trăng, con bọ chè, cườm chim cu…
Nhuộm thủ công
hoa văn trên thổ cẩm
Khi mặc một số loại trang phục hiện đại ngày nay, nét đẹp, cá tính của con người nói chung, người con gái nói riêng được thể hiện nếu biết chọn trang phục phù hợp. Nhưng khi mặc bộ trang phục truyền thống này người phụ nữ trở nên dịu dàng, uyển chuyển, thùy mị.
áo thổ cẩm nữ
Trang phục truyền thống của người k’ho hàm chứ giá trị sáng tạo,giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ và giá trị nhân văn cộng đồng.Trang phục còn ẩn chứa tâm lý ,tình cảm và mối quan hệ của tộc người, với môi trường thiên nhiên xung quanh được đúc kết từ đời sống hằng ngày,từ lao động sản xuất và cốt cách mang đặc trưng văn hóa cộng đồng.
Tôi rất tự hào về trang phục truyền thống của K’ho mình,nó chính là bản sắc ,là nét đẹp riêng .Mỗi chúng ta hãy gìn giữ, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống người k'ho, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
tìm hiểu thêm tại thocambrooke.com và nhận đặt dệt tất cả các loại sản phẩm thổ cẩm
email: thocambrooke@gmail.com
hotline : 0989.295.738 & 0914.079.738
0 nhận xét:
Đăng nhận xét