Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

gùi dân tộc người Kơho

Chiếc gùi đã từ lâu nó đã là vật dụng gắn liền với cuộc sống của đồng bào người Tây Nguyên, là vật dụng mà không thể thiếu mỗi khi lên rừng, nương rẫy hay mỗi lúc đi chợ…Nó luôn đeo bám trên lưng họ không tách rời, đặc biệt là phụ nữ. Từ khi còn là đứa trẻ dăm bảy tuổi theo mẹ lên nương, các em đã học đeo những chiếc gùi trên vai. Cứ thế, chiếc gùi cùng các em lớn lên rồi lấy chồng, sinh con. Những đứa trẻ lại nằm trong gùi theo mẹ đi làm. Và, ngay cả những người phụ nữ 60, 70 tuổi vẫn cặm cụi đeo gùi trong những công việc của mình khi ra ngoài đường.




Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, đời sống của đồng bào đã khác trước, nhiều người đã có xe đạp xe máy, nhưng chiếc gùi vẫn là phương tiện vận chuyển khó có thể thay thế của họ. Chiếc gùi đã, đang và sẽ còn gắn bó thân thiết với cuộc sống của đồng bào các dân tộc bản địa nơi đây.

Nó sống mãi cùng thời gian, từ quá khứ, hiện tại và cả tương lai cùng những người phụ nữ bản địa nơi đây. Tùy theo từng tộc người mà hình dáng chiếc gùi của mỗi dân tộc có cấu tạo khác nhau, trang trí hoa văn, màu sắc khác nhau. Theo đó, với cộng đồng người Mông thì chiếc gùi có kích thước, hoa văn khác cộng đồng người Raglai, người Mạ, người Ba Na, người Jrai, người S’tiêng, Êđê … Và trong đó có người Kơho.

 Mỗi dân tộc có những loại gùi mang đặc trưng, loại hình và kiểu dáng gùi khác nhau, nhưng về cơ bản có thể chia các loại: Gùi thân tròn, một lớp, đan thưa (nan to) để dùng lấy củi, rau, măng, hoặc đựng bầu khi đi lấy nước…; Gùi thân tròn, một lớp, đan dầy (nan nhỏ) dùng để đựng (hoặc cõng) lúa gạo, bắp....; Gùi thân dẹt một hoặc ba ngăn đan dầy (thường đan bằng mây - nan nhỏ) dùng cho đàn ông khi đi rẫy, đi săn để đựng cơm, thuốc hút, ống tên… (có tác dụng như chiếc ba lô), khi đeo áp chặt vào lưng, rất thuận tiện khi luồn lách trong rừng.



 Trong bài viết dưới đây tôi sẽ giới thiệu cho mọi người biết về loại gùi mang đậm bản sắc của người dân tộc Kơho trên mảnh đất Lâm đồng. Người dân tộc Kơho được biết đến là dân tộc rất yêu chuộng thiên nhiên và gắn bó với vật dụng được làm từ thiên nhiên để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của họ trong đó có chiếc Gùi.

 Gùi là một vật dụng không thể thiếu của con người nơi đây, đặc biệt là đối với phụ nữ mỗi khi lên rừng, nương rẫy rất thuận tiện khi hái rau và gùi không làm đau vay khi gùi những vật nặng khi lên đồi hay xuống dốc của vùng núi tây nguyên.Một điều đặc biệt nhất là gùi có thể mang nặng với trọng lượng không giới hạn mà chỉ giới hạn bởi sức chịu đựng của mỗi người ,ngày nay bạn chỉ có thể thấy tại cao nguyên lâm viên thuộc huyện di linh nơi đây người Kơho hay đi chợ bằng gùi luôn giữ thể hiện hình ảnh và nét đặc sắc văn hóa chỉ có tại nơi đây ….

 Gùi được chia thành nhiều loại và dùng vào những công việc khác nhau, hoa văn cũng rất đa dạng thể hiện nét độc đáo từ chính đôi tay người nghệ nhân làm ra. gùi có hình trụ đứng độ cao trung bình từ 60 - 95cm, độ lớn miệng tùy thuộc vào việc sử dụng trong nhà, đế gùi vững chắc và tùy thuộc vào mỗi loại gùi, đế có thể bằng gỗ có độ cao khoảng 4-5cm, khoảng cách vuông từ 30 - 40cm hoặc làm bằng cật cây mây được uốn vuông góc cao chỉ 5cm, chủ yếu để giữ thăng bằng và chịu được lực nhưng cũng phải đảm bảo được độ nhẹ để dễ cho việc di chuyển.
Trông thì rất đơn giản nhưng người nghệ nhân làm ra nó phải mất cả một thời gian dài, công việc đầu tiên là chọn vật liệu, vật liệu là mây và tre được ngâm nước trong một thời gian nhất định để tạo độ dẻo.
 Công đoạn tiếp theo là chẻ lạt, lạt cũng cần phải trơn nhẵn, đều đặn để có độ kín và tạo hoa văn trên thân gùi, công đoạn này rất quan trọng nó thể hiện tài năng khéo léo, óc thẩm mỹ và kinh nghiệm lâu năm của người đan. Những sợi lạt tạo hoa văn được để riêng, chúng được vót trước khi bắt tay vào làm gùi,.
Công việc tiếp theo, người nghệ nhân lựa chọn 4 cây mây hoặc tre thẳng đều rồi vót cho suôn mượt, lấy dây mây quấn kín từ trên xuống dưới ép vào bốn góc gùi rất chắc chắn, đầu trên nhỏ còn đầu dưới to ra có tác dụng giữ thăng bằng cho toàn bộ thân gùi. Phần đế được ghép 4 mảnh ván đẽo bằng tay, loại gỗ này mềm nhưng phải thật dai, vật liệu thường dùng là gỗ cây gạo, cây cóc rừng (C’holat) rất đặc biệt, nhìn vào nó như một hộp gỗ vuông vắn tạo thành một giá đỡ rất bắt mắt và vững chãi cũng là để cách ly khỏi mặt đất tránh côn trùng xâm nhập.
 Xong phần đế, người nghệ nhân bắt tay vào làm phần thân Gùi, thân gùi được đan rất tỉ mỹ và công phu, đây là công đoạn quan trọng nhất để cho ra một sản phẩm mà từ đó tạo nên tên tuổi của người nghệ nhân. Điều rất đặc biệt là phần thân này có hai lớp, phía bên trong cũng được đan như lớp ngoài nhưng phải vót nan thật mỏng, nhỏ hơn nan bên ngoài và không có hoa văn.
Việc tiếp theo là miệng gùi, việc này mang yếu tố quyết định để hoàn thiện một chiếc gùi. Miệng gùi được Cuối cùng là công đoạn làm dây gùi, việc này cũng quan trọng không kém, chúng dùng để đeo, cõng trên lưng mục đích là giải phóng đôi tay tiện cho việc di chuyển.
 Hai quai làm bằng dây mây, cũng có thể bện bằng vỏ cây rừng hoặc loại dây leo mọc trong rừng, sống bám sát đất rất khỏe, có sợi dài trên 200m, (loại dây này người dân thường dùng làm hàng rào có độ dai rất tốt).
Dây gùi được quấn chéo nhau quanh thân như người mẹ đang ôm đứa con vào lòng, phía dưới khoét lỗ hai bên tấm gỗ và luồn sợi dây qua tạo thành dây đỡ từ dưới lên rất chắc chắn, riêng gùi đựng những vật dụng nhẹ hơn thì hai sợi dây đeo được đan ghép với thân gần phía trên miệng gùi, hai đầu còn lại được buộc chặt vào đế, dây phải đảm bảo phần trên bè ra để không làm tổn thương bờ vai, đoạn dưới bện tròn lại thật chắc để có thể chịu được lực nặng.

 Gùi rất nhiều kiểu khác như gùi cõng nước, gùi dùng để lấy măng rừng, gùi cõng lúa thì trên miệng lại không phải bằng gỗ mà chỉ đan bình thường như những gùi khác, riêng gùi cõng củi, loại này thì khá đơn giản, chỉ đan như đan lưới, các sợi mây, tre được bện vào nhau tạo thành từng ô khoảng cách các ô với nhau chừng 5 - 10cm, loại này được dùng rộng rãi và thường xuyên khi lao động.

 Trong mỗi gia đình luôn có một bếp lửa đặt giữa nhà, phía trên có làm một cái giàn để đựng đồ vật, chiếc gùi khi đã hoàn thành họ hun khói cho thật khô, tác dụng khác là giữ không bị mối mọt, vì thế gùi có tuổi thọ rất cao.

Cho đến ngày nay, đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người dân tộc Kơ ho nói riêng vẫn giữ được nét bản sắc văn hóa truyền thống của mình, nghề đan lát luôn đi kèm với sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt, tuy số ít bị mai một đôi chút nhưng vẫn còn rất nhiều người, nhiều gia đình vẫn gìn giữ nét văn hóa này.
Hãy đem đến ngôi nhà của bạn một nét văn hóa dân tộc người Kơho 
Tìm hiểu thêm các sản phẩm văn hóa dân tộc .Website:thocambrooke.com
Email:thocambrooke@gmail.com
Hotline:0989295738







































0 nhận xét:

Đăng nhận xét