Thổ cẩm Brooke – Bản sắc văn hóa độc đáo của người Kơ-ho tại tỉnh Lâm Đồng
Đến với Đà Lat tỉnh Lâm Đồng, khách du lịch không chỉ được thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn bị hấp dấp dẫn bởi nét đẹp trong văn hóa đa sắc, trong có làng nghề và nghề truyền thống thổ cẩm.Tham quan làng nghề, khách du lịch được tận mắt nhìn thấy sản phẩm được làm ra như thế nào, tìm hiểu quy trình sản xuất, lịch sử hình thành phát triển làng nghề, được trải nghiệm, tự tay thử làm sản phẩm. Sự công phu, tỉ mỉ, khéo léo, óc sáng tạo của các nghệ nhân đã làm nên những sản phẩm mang hàm lượng nghê thuật cao, tạo sức hút với đông đảo du khách; đồng thời, để lại ấn tượng cho du khách về một vùng đất không chỉ có thiên nhiên tươi đẹp, mà con người cũng rất tài hoa.
Khám phá du lịch vào làng nghề thổ cẩm Xã Gung Ré, Huyện Di Linh, Lâm Đồng, chúng tôi ấn tượng bởi những nét đẹp truyền thống làng nghề từ những sản phẩm thổ cẩm bình dị mà thu hút của người Kơ-ho. Ấn tượng nổi bật trong chuỗi cửa hàng bán sản phẩm thổ cẩm là cửa hàng thổ cẩm Brooke của anh K' Brooke. Nơi đây bán các sản phẩm mây tre đan, nhạc cụ dân tộc và những trang phục truyền thống dân tộc. Không gian cửa hàng mang một nét độc đáo riêng từ những kiểu dáng sản phẩm, màu sắc đến từng đường chỉ may.Chúng tôi có buổi trò chuyện cùng anh K' Brooke để tìm hiểu về sản phẩm thổ cẩm độc đáo của dân tộc Kơ-ho và vấn đề bảo tồn những nét đẹp văn hóa.Độc đáo sản phẩm thổ cẩm Brooke của người Kơ-ho tại Lâm Đồng
Chia sẻ về thổ cẩm tại cửa hàng, anh K' Brooke chia sẻ: “Cửa hàng tôi có bán tất cả các sản phẩm từ mây tren đan, nhạc cụ, các vật dụng và món ăn ngon của người Kơ-ho. Đặc biệt là sản phẩm thổ cẩm, một nét đẹp văn hóa xa xưa của người Kơ-ho tại tỉnh Lâm Đồng, vẫn đang được lưu giữ và bảo tồn. Tất cả những sản phẩm trên tạo thành một nét đẹp văn hóa dân tộc. Chúng tôi là người con của dân tộc nên rất muốn giữ gìn những nét đặc sắc về con người văn hóa truyền thống được nhiều người biết đến, cũng như giới thiệu ra bạn bè quốc tế. Từ đó góp phần xây dựng du lịch Đà Lạt thêm phần thu hút và tạo công ăn việc làm cho người dân nơi đây”.Nói về việc bảo tồn và phát triển thổ cẩm dân tộc Kơ-ho tại tỉnh Lâm Đồng, Thổ cẩm Brooke đã tạo điều kiện cho làng nghề thổ cẩm, đan lát mây tre Việt Nam phát triển bền vững hơn trong những năm qua:“Để dệt thành một chiếc khăn mất gần tuần lễ, một bộ váy áo có khi cả tháng mới xong. Thổ cẩm bây giờ ít người còn mặc.Nhưng vẫn có cách để giữ nghề và phải giữ lấy nghề dệt của dân tộc mình” – nghệ nhân K' Brooke thoáng trầm tư nhưng vẫn quả quyết.Vừa cố gắng duy trì những nét đẹp truyền thống trong nghề dệt thổ cẩm, vừa không ngừng phát triển sáng tạo những nét độc đáo riêng đưa thổ cẩm đi lên, thổ cẩm Brooke đã tạo được những ấn tượng độc đáo riêng của người nghệ nhân tài giỏi và có tâm.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân, những tấm thổ cẩm được dệt nên mang một nét độc đáo riêng của người Kơ-ho ở tỉnh Lâm Đồng. Lấy nền đen hoặc xanh chàm làm chủ đạo, dường như tất cả hình ảnh của đất trời và con người nơi đại ngàn được bàn tay người nghệ nhân khéo léo dệt lên những tấm vải. Hình nhà rông, nhà dài, cây nêu, ché rượu, cảnh con người giã gạo, lên rẫy,… được tái hiện một cách đầy nghệ thuật trên các tà áo, nếp váy. Không chỉ đẹp mắt, mỗi tấm vải thổ cẩm còn chứa đựng cả những câu chuyện văn hóa, tập quán tốt đẹp. Chẳng hạn, người Gia Rai ở Kon Tum quan niệm người con gái khi về nhà chồng phải tự tay dệt và thêu thùa trang phục của mình, khi lên rẫy phải biết làm chiếc khăn địu con. Còn người Kơ-ho ở Lâm Đồng thì có tục thách cưới bằng thổ cẩm, tùy điều kiện kinh tế của gia chủ, nhưng sính lễ nhất thiết phải có từ vài cái đến vài chục tấm vải dệt tay truyền thống…
Anh K' Brooke cho biết thêm: “Dù dệt một tấm thổ cẩm đòi hỏi sự công phu, khéo léo rất nhiều nhưng sản phẩm làm ra được bán với giá vừa phải, phù hợp với mọi du khách. Nhiều sản phẩm phải mất hàng chục ngày đến vài ba tháng mới làm xong nhưng chỉ được bán với giá vài trăm ngàn. Nếu tính công lao động, mỗi ngày ngồi dệt chỉ thu nhập được khoảng 15.000-20.000 đồng - nhưng nhiều người K’Ho chúng tôi vẫn xem đây là nghề để giữ gìn truyền thống, tạo được không gian du lịch phục vụ du khách. Người nước ngoài khi đến làng này đều thán phục trước tài nghệ khéo léo của người phụ nữ bản địa.Có người xin ngồi vào dệt thử vài đường chỉ thì đã thối lui vì khó quá.Người kiên nhẫn lắm thì ngồi khoảng một giờ để dệt khoảng một tấc vải cuối cùng trong tấm thổ cẩm mình mua làm quà.
Khách đến đây đều mua vài món quà làm từ thổ cẩm đáp lại sự nhiệt tình, hiếu khách của họ.Khách vào tham quan thoải mái và tìm hiểu văn hóa bản địa suốt nhiều giờ nhưng không tốn bất cứ một khoản tiền nào.Vì vậy, mua một món quà lưu niệm là việc cần làm để giữ lại những chút vương vấn, giữ lại những nụ cười hiếu khách của người Kơ-ho tỉnh Lâm Đồng”.
Bảo tồn những nét đẹp làng nghề thổ cẩm của người Kơ-ho tại tỉnh Lâm Đồng
Hiện nay, nhiều sản phẩm thổ cẩm của người Kơ-ho từ trang phục, ví, túi xách, túi khoác, ba lô, khăn tay, khăn choàng đang thu hút nhiều du khách nước ngoài mua. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo và nét đẹp thời trang rất riêng của người Việt có cơ hội được quảng bá hình ảnh ra khắp năm châu. Họ tới Việt Nam vẫn còn một điều gì đó riêng biệt của Việt Nam để mang theo.
Đáng quý là thế, song nghề dệt thổ cẩm người Kơ-ho tỉnh Lâm Đồng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Sản phẩm may sẵn giá rẻ trở nên phổ biến cộng với sự du nhập văn hóa bên ngoài khiến đồng bào dân tộc, đặc biệt là giới trẻ, dần ít mặc trang phục truyền thống và không còn hứng thú với công việc se sợi, dệt vải vốn kỳ công và mất thời gian. Nhiều hợp tác xã, làng nghề lâu năm thì hoạt động cầm chừng, “thoi thóp” do không có đầu ra ổn định dù nhiều sản phẩm thổ cẩm đang không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, có thể xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài khó tính như Nhật Bản hay châu Âu. Thổ cẩm làng nghề vẫn sống, vẫn được lưu truyền trong cộng đồng bởi những lớp nghệ nhân cao tuổi. Nhưng nếu không làm cho nó lan tỏa, phát huy được giá trị văn hóa thì nỗi lo thất truyền vẫn còn đó.“Đồng bào ít mặc váy áo dân tộc đã đành, ngay cả quá trình làm thổ cẩm cũng đã mất đi các bước như: trồng và thu hoạch bông, cào sợi, se sợi, nhuộm mầu… Ngày nay, bà con mua sợi chỉ hoặc sợi len sản xuất công nghiệp bán sẵn và chỉ việc lồng vào khung dệt.Đỡ vất vả và tiết kiệm thời gian hơn nhưng với nhiều người thì thấy như thiếu đi một phần hồn cốt thật sự của tấm vải thủ công truyền thống.Tôi cho rằng, thứ làm nên nét đẹp riêng thổ cẩm dân tộc Kơ-ho là những gì truyền thống từ đời xưa và sự cải tiến mẫu mã phù hợp xu thế ngày nay”, anh K' Brooke cho biết thêm.
Chia sẻ về những dự định tương lai, anhK' Brookemuốn đưa thổ cẩm người Kơ-ho tới gần hơn bà con trong làng để lưu giữ những nét đẹp truyền thống vùng miền từ đời xưa để lại và đưa những sản phẩm thổ cẩm tới cả những du khách du lịch nước ngoài, để bên ngoài họ biết gần hơn tới sản phẩm thổ cẩm độc đáo của người Việt nói chung và người Kơ-ho tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
Anh K' Brooke nêu nhận định: “ Để phát triển nghề thổ cẩm người Kơ-ho tại tỉnh Lâm Đồng cần kết hợp nghề dệt truyền thống với nghề may sẽ tạo ra các mặt hàng mỹ nghệ có thể trở thành hàng hóa, đồng thời phục vụ du lịch. Thổ cẩm nguyên bản kén khách, không còn phù hợp với điều kiện lao động, sản xuất và sinh hoạt hiện tại, lại có giá khá cao. Do vậy những sự sáng tạo, làm mới thổ cẩm là cần thiết, song bên cạnh đó, nhất thiết phải hài hòa giữa thị hiếu khách hàng và bản sắc văn hóa truyền thống”.
Dù nghề dệt thổ cẩm đã khác xưa, nhưng những sắc mầu áo, khăn rực rỡ ấy vẫn là một trong những hình ảnh biểu tượng của miền đất đặc biệt, không thể thiếu trong không gian văn hóa dân tộc Kơ-ho tỉnh Lâm Đồng– di sản văn hóa của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Và có lẽ, những tấm vải thổ cẩm đẹp đẽ, sinh động ấy sẽ chỉ còn sau những khung kính bảo tàng hay trong những bức ảnh tư liệu, nếu không được trân trọng và lưu truyền từ thế hệ hôm nay.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
THỔ CẨM BROOKE CHYÊN SẢN PHẨM MẤY TRE ĐAN / NHẠC CỤ DÂN TỘC
Địa Chỉ: 47 Lăng kú, Xã Gung Ré,Huyện Di Linh, TP Đà Lạt, Lâm Đồng
Hotline: 0989295738
Email: Thocambrooke@gmail.com
Website: Thocambrooke.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét