Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

thổ cẩm và nét độc đáo từ trang phục truyền thống của người k'ho

Nói đến Tây Nguyên ta nghĩ ngay đến vùng đất đỏ bazan và núi rừng hùng vĩ bạt ngàn xanh tươi toàn cao su, cà phê và là vùng đất chứa đựng bao sử thi hào hùng của dân tộc,Ta sẽ được tận hưởng những giai điệu cồng chiêng, đắm mình và ngất ngây bên những ché rượu cần, rượu để rồi sẽ chẳng bao giờ quên những nét tinh hoa của đất, của trời, của rừng xanh qua từng sản phẩm thổ cẩm độc đáo. 

ùi thổ cẩm

váy thổ cẩm truyền thống

váy thổ cẩm

Đến với nơi đây điều khiến chúng ta để ý đầu tiên ở con người K’ho chính là bộ trang phục họ mặc. Và đặc trưng nhất là trang phục của dân tộc K’ho. Nó được may bằng vải thổ cẩm được chính con người dệt nên. Những tấm vải nhiều màu sắc với những họa tiết độc đáo lại được làm rất kì công dưới bàn tay người phụ nữ. 
Từ xưa đến nay, thổ cẩm đã trở thành một nét văn hóa chung của các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng. Bởi vì chỉ cần cầm trên tay một tấm thổ cẩm, quan sát màu sắc, đường nét và hình thức dệt, cộng với sự am hiểu và tinh ý, bạn sẽ có thể nhận ra ngay bản sắc văn hóa và nhân sinh quan của từng dân tộc. Đó chính là cái hay, là nét đẹp của từng tấm thổ cẩm.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng của sản phẩm đó là nguyên liệu và thời gian để hoàn thành những tấm vải cùng với sự kỳ công của nó. Điều mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn yếu tố quan trọng quyết định đến giá cả cũng như chất lượng của những sản phẩm làm từ thổ cẩm đó là nguyên liệu để dệt thành và cách nhuôm để có những sản phẩm đẹp mắt. 

Điểm đặc biệt của nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc K’ho là họ đều tự tay làm tất cả, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khi sản phẩm hoàn thành.Họ lấy nguyên liệu thuần túy trong tự nhiên, trồng trọt, bóc tách, se sợi, nhuộm vải. Nguyên liệu nhuộm vải chủ yếu là sợi bông do đồng bào tự trồng, các loại cây phụ liệu được lấy từ núi rừng, ruộng rẫy. Để có sợi cho việc dệt thổ cẩm, người K’ho đã tiến hành trồng bông trên nương và trồng dâu nuôi tằm .Màu nhuộm vải được lấy từ các loại củ, quả, lá cây trong rừng như: Củ nghệ chế ra màu vàng, hạt quả cari còn gọi là quả nho để chế màu cam, vỏ và thân cây lốt tạo màu đỏ, lá cây drửm tạo màu xanh đậm, xanh dương, còn màu đỏ thì lấy từ loại cỏ họ dền, phơi khô, nấu, lọc rồi nhúng sợi vào. Các màu sắc, hoa văn đều được dệt cùng lúc nên có thể nói những người làm ra nó là những người thợ dệt đồng thời là những thợ thêu.
Tùy vào sản phẩm và mức độ tinh xảo của hoa văn mà thời gian hoàn thành sản phẩm khác nhau, đôi khi cả năm để dệt ra được một tấm vải thổ cẩm. Chính vì sự kỳ công đó mà sản phẩm họ cho ra màu sắc rất tự nhiên, bền, đẹp và không phai màu.
Dệt thổ cẩm rất khó. Khó ở chỗ dệt làm sao cho tấm vải có hồn mà vẫn giữ được những nét truyền thống của dân tộc .Thế nhưng yếu tố quyết định nhiều của 1 sản phẩm dệt là nằm ở khâu kỹ thuật nhuộm . Nhờ những đôi bàn tay khéo léo và sự miệt mài bên khung dệt, từ những sợi chỉ tưởng như vô hồn mà những nghệ nhân này đã tạo ra những tấm dệt bền đẹp, hoa văn đặc sắc đã gây cho chúng tôi sự kính phục cùng với sự yêu mến cho nghề dệt này
Để tạo ra được những tấm thổ cẩm đẹp, người phụ nữ phải K’ho phải tiến hành nhiều công đoạn khác nhau, bắt đầu từ việc trồng bông, nuôi tằm, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm cho đến việc cắt may, thêu thùa.Nhuộm là một công việc khá phức tạp với nhiều công đoạn. Việc nhuộm thổ cẩm đòi hỏi người phụ nữ phải kiên trì lựa chọn các loại cây, củ, quả trên rừng để nhuộm màu tạo nên 7 sắc màu: xanh đậm, xanh lá cây, đỏ, hồng, tím, vàng và trắng. Tất cả tạo nên như 7 sắc cầu vồng, âm dương hòa hợp. Tùy vào từng mẫu hoa văn trên tấm thổ cẩm người dệt có thể pha, nhuộm các màu độc đáo khác nhau. Những tấm vải dệt lên có thể tạo thành váy, áo, khăn … xinh xắn ,dễ thương.

Quy trình nhuộm thổ cẩm hoàn toàn thủ công, bằng chính đôi tay khéo léo và tỉ mỉ của người phụ nữ. Vải bông được nấu lên, cho một ít gạo xuống để cho sợi bông cứng không đứt, sau đó vắt khô đem phơi rồi cho vào khung để dệt thành vải. Trên những tấm vải thổ cẩm của dân tộc K’ho nét độc đáo nhất chính là những họa tiết, hoa văn sinh động được người dệt gửi gắm bằng tất cả tâm hồn, tình cảm cũng như sự cảm nhận về thế giới tự nhiên, con người của mình.
Giữ được nghề dệt thổ cẩm cũng như giữ được cách nhuộm vải độc đáo của người K’ho chính là đang bảo tồn những nét văn hóa lâu đời của người K’Ho xưa. Nó là biểu tượng của văn hóa của cư dân bản địa. Theo quan niệm của người k’ho nền vải thổ cẩm màu đen đặc trưng cho đất đai; màu đỏ biểu tượng sự đam mê, sự vươn lên, cho khát vọng, tình yêu; màu xanh là màu của đất trời, cây lá; màu vàng là màu của ánh sáng, là sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Trang phục thổ cẩm của chúng tôi ngoài giá trị thẩm mỹ mang đậm nét bản sắc dân tộc, còn rất tiện dụng ở chỗ không hiện ra vết dơ, không cần phải ủi thẳng và khi giặt cũng không cần xà phòng. Việc lựa chọn màu nhuộm và kĩ thuật nhuộm riêng biệt nên sản phẩm của chúng tôi rất bền chắc, phong phú và đa dạng mà hàng chợ không thể có được và trên hết sắc màu thổ cẩm của chúng tôi đều rực rỡ, nên những sắc màu ấy đã mang đậm chất đặc trưng Tây Nguyên mà lại rất hiện đại và nó trở thành bản sắc văn hóa Việt Nam Chúng tôi mong rằng sau khi được biết rõ hơn về kĩ thuật nhuộm thủ công của chúng tôi đã có thể giúp bạn phần nào sơ lược đánh giá chất lượng của thổ cẩm để có thể tự mình nhận biết khi mua thổ cẩm hoặc giúp cho những bạn bè trong và ngoài nước của mình có được những sản phẩm giá trị đích thực. Chỉ có như vậy mới nhận chân được giá trị cùng công sức thật sự của những nghệ nhân làm ra thổ cẩm.Tất cả những điều trên nói lên văn hóa của nghề dệt và một sứ mệnh mà thocambrooke.com làkhôi phục lại nghề dệt và nhuộm thủ công của người koho tại lâm đồng.Để từ đó tạo điều kiện cho bạn bè quốc tế biết thêm nhiều về nghề dệt cũng như sản phẩm làm ra từ nghề dệt được yêu quý hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét