Thổ Cẩm Brooke

Chào mừng bạn đến với thổ cẩm brooke.

Gậy Tre Dành Cho Người Già

Thocambrooke.com Chuyên Cung Cấp Các Loại Gây cho người già.

Sản Phẩm Mây Tre Đan,Gậy Tre Dành Cho Người Già

thocambrooke.com chuyên cung cấp các loại sản phẩm đan người coho

Thổ cẩm brooke

thổ cẩm brooke luôn cung cấp các loại gùi dân tộc.

công ty thổ cẩm brooke

Thổ cẩm brooke luôn cung cấp các loại sản phẩm mây tre đan

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

tấm thổ cẩm địu em bé của người kơ ho

giới thiệu tấm thổ cẩm địu em bé của người kơho

Trong cuộc sống việc sinh em bé là một điều thiêng liêng cao cả và hạnh phúc nhất nhưng việc chăm sóc em bé cũng đòi hỏi một quá trình lâu dài và phức tạp ,hiểu được người mẹ luôn muốn bên con mọi lúc mọi nơi mà vẫn làm được công việc khác để giải quyết vấn đề này chúng tôi xin giới thiệu tấm vải thần đó chính là tấm thổ cẩm địu em bé.
tấm thổ cẩm địu em bé

Đặc điểm nổi bật

  • Vải được diệt thủ công 100%
  • Chiều dài 2 hoặc 3 mét tùy loại
  • chiều dài 2 mét hoặc 3 mét
  • vải mềm mại đem lại cảm giác thoải mái nhất cho em bé
  • màu sắc đẹp hợp thời trang cho người mẹ có em bé
  • Vải được diệt nên đem lại chất lượng tốt nhất

Khi người mẹ có tấm thổ cẩm dịu em bé là người mẹ có thể làm được mọi thứ

soạn thảo văn bản cùng bé
                                                                         làm việc trên máy tính  cùng bé
tự sướng cùng bé dễ dàng
                                                      tự sướng cùng bé thật dẽ dàng
cho bé ăn rất dẽ dàng khi dịu bằng tấm thổ cẩm
                                                      dễ dàng cho bé ăn

Tấm thổ cẩm địu em bé còn rất giúp người mẹ rất nhiều việc trong cuộc sống, tấm thổ cẩm địu em bé này luôn mang tình yêu thương mà người mẹ dành cho bé cũng như tấm thổ cẩm này luôn dịu luôn cõng em bé trên bờ vai của người mẹ thật vững chắc thật an toàn
Hãy nhanh tay liên hệ 0989295738 để có một tấm thổ cẩm địu em bé cho người mẹ yêu thương con
email:thocambrooke@gmail.com
website: thocambrooke.com
fanfage chăm sóc khách hàng : koho store

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

giới thiệu tấm dịu em bé của người kơho

Hình ảnh ảnh 2 người phụ nữ đi chợ sáng nay. Một hình ảnh hết sức bình thường trong xã hội hiện nay, tuy nhiên hình ảnh tuy đơn sơ nhưng giàu chất thơ trong hình ảnh, tuy giản dị nhưng chan chứa biết bao nhiêu tình cảm thân thương. Một thứ tình cảm mà hẳn tôi và bạn những con người Tây nguyên mới có thể hiểu thấu được. Chắc các bạn cũng nhận ra trong hình ảnh trên là 2 người phụ nữ, 1 người đang cõng con trên lưng còn 1 người đang đeo chiếc gùi để đi chợ. Một hình ảnh gợi nhớ trong tôi biết bao kỉ niệm.
đi chợ cùng tấm dịu em bé và gùi


 Phải chăng các bạn đã quên rằng ấu thơ, từ lúc sinh ra tới lúc chập chững biết đi các bạn đã từng được người mẹ kính yêu cõng (dịu )trên lưng mẹ với chiếc vải dài gần 2 mét kia không? Tôi cá với bạn rằng là ai cũng đã từng như thế.. Cảm giác được mẹ cõng trên lưng luôn làm cho chúng ta cảm giác bình an, ấm áp và tràn đầy yêu thương nhất.
tấm dịu em bé của người kơho


 Nhưng cái làm ấn tượng nhất đó là cái “ Ùi ” cõng em bé kia! Không lạ mắt nhưng tôi nghĩ chắc hẳn nhiều người, thế hệ trẻ giờ đang dần lãng quên đi chiếc vải dài kia, cái mà người đồng bào Kơ ho thường gọi là cái  “ Ùi ”.
tấm dịu em bé

 Cái “ Ùi ” (tấm dịu em bé) từ xa xưa đã gắn liền với tình “ mẫu tử ” của người đồng bào nơi đây, bởi đây là vật dụng không thể thiếu của mỗi người mẹ khi chăm sóc con của mình, là cái mà để người mẹ ru con ngủ trên lưng, là cái mà mỗi lần đi lên rẫy hay đi chợ hay là đi đâu đó người mẹ luôn mang đứa con theo trên lưng.

Cái “ Ùi ” (chăn thổ cẩm) còn là chăn đáp ngủ trong gia đình và là cái chăn đắp ngủ dùng cho những vị khách mỗi khi qua đêm ở nhà mình, đó được coi là món quà cao quý mà con người nơi đây dùng để thể hiện tình cảm thiêng liêng của họ đối với những vị khách mỗi khi qua đêm ở nhà mình.
chăn thổ cẩm

chăn thổ cẩm người kơho

tấm  chăn diệt thổ cẩm

thổ cẩm diệt người kơho

thổ cẩm đẹp

họa tiết thổ cẩm

chăn thổ cẩm rất ấm

Ngoài ra cái cái “ Ùi ” còn là món quà thiêng liêng dùng trong các nghi lễ của người Kơ ho như: Lễ đặt tên cho con, lễ mừng mùa vụ, đám cưới hay những lúc ma chay,... và các nghi lễ truyền thống khác của người Kơ ho.
diệt thủ công của thổ cẩm


Chiếc “ Ùi ” được diệt thủ công từ bàn tay khéo léo của những người thợ, chủ yếu là phụ nữ.
Việc sở hữu cái “ Ùi ” hẳn nhà nào cũng có ít nhất là vài cái, vì ngoài giá trị là vật chất ra nó còn gắn liền với giá trị tinh thần của mỗi con người nơi đây. Vì thế, việc gìn giữ và phát triển vật thổ cảm này là rất cần thiết cho thế hệ sau này .
Tìm hiểu thêm tại website: Thocambrooke.com 
fanfage: koho store
hotline:0989295738

nếu bạn đọc những dòng chữ và xem video này bạn sẽ không dùng hộp xốp đựng thức ăn

󾮜một thông điệp mà thocambrooke.com muốn gửi đến bạn
video sử dụng plơ

󾮚hằng ngày hằng giờ bạn và tôi điều thấy các cô các bác bán thức ăn trên khắp nơi  bằng hộp xốp như đựng cơm (cơm hộp),hộp xốp đựng xôi,bánh bao và bạn cũng nhìn thấy sự nóng hổi thơm ngon của thức ăn khi vừa chế biến xong.Hộp xốp đựng cơm bán phổ biến ở chợ, hay  được nhiều người ưa chuộng để đựng cơm, thức ăn vì sự tiện lợi.

󾮜Trong khi đó các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng không nên dùng hộp xốp để đựng thức ăn.

󾮜Theo kỹ sư Vũ Tân Cảnh, Phòng Vật liệu Polyme và Compozit, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hộp xốp được chế tạo từ nguyên liệu chính là một loại nhựa nhiệt dẻo gọi là Polystyren (PS) phân tử thấp. Về nguyên tắc, những vật dụng bằng nhựa chỉ dùng để đựng thức ăn nguội, tuy nhiên nhiều người Việt Nam lại dùng đựng thức ăn nóng, đây là điều tối kỵ.

󾮜Khi đựng đồ nóng, hàm lượng monostyren (một chất độc) trong loại nhựa này giải phóng ra càng nhiều sẽ gây tổn hại đến gan, cũng như nhiều bệnh khác. Không chỉ nhiệt độ cao, loại nhựa này khi gặp dầu mỡ, muối mặn, axít... sẽ gây độc tố hại cho con người", kỹ sư Cảnh nói.

󾮜Bên cạnh đó, trong quá trình gia công, ngoài nhựa PS, nhà sản xuất còn kèm các chất phụ gia và chất độn khác. Người tiêu dùng không thể biết chắc nhà sản xuất độn chất gì khi gia công. Kỹ sư Cảnh cho biết, thực tế không ít nơi vì mục đích lợi nhuận, cũng như trình độ chuyên môn kém, nhà sản xuất đã sử dụng nhựa phế liệu hoặc tỷ lệ từng chất không phù hợp dẫn đến sản phẩm có độc tố cao, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

󾮜Trước những mối nguy hại trên koho store đã tìm ra giải pháp mới cho người tiêu dùng không còn lo lắng về hộp xốp đựng cơm thức ăn hằng ngày nữa vì đã có plơ hay còn gọi là túi đựng cơm của người kơ ho (hình ảnh bên dưới của bài viết).
túi đựng cơm


󾮜Plơ là túi đựng cơm của người koho thường được dùng để đựng cơm khi mang đi xa. Để đan những chiếc plơ này, cói được lựa chọn rất kỹ. Người đan phải lựa những sợi nho nhỏ đều nhau, dai chắc như nhau, xốp mềm như nhau... để đảm bảo những chiếc plơ sử dụng được lâu. Nếu lỡ 1 sợi bị đứt, toàn bộ chiếc plơ sẽ bung ra thành từng sợi cói rời rạc.


 󾮚plơ được đan khéo có thể chống thấm được ít nhiều. Cơm đựng trong plơ có thể giữ nhiệt từ sáng đến trưa, nhưng lại không bị ứ nước làm cho hạt cơm bị ướt, hơn nữa vì plơ là túi mềm nên khi hơi nước bốc đi, cơm cũng được nén lại, chắc nụi như cơm nắm.
Thử dùng một lần bạn sẽ thấy cơm ngon hơn hẳn so với khi đựng trong hộp xốp, hộp nhựa, hộp kim loại ... vì những hộp này thường làm hạt cơm ứ nước, nguội lạnh và rời rạc như cát
túi đựng cơm của nguoi koho

󾬒Plơ tứi đựng cơm của người kơ ho đã giúp bạn tránh được tất cả mối nguy hại trên  khi bạn sử dụng plơ để đựng cơm xôi dù đồ ăn dù nóng hay lạnh .
󾬕 vật liệu đan tự cây thân nước tự nhiên
󾬕kỹ thuật đan giúp chống thấm nước,thoát hơi tốt
󾬕giữ cho cơm hay xôi ngon hơn khi đựng trong túi Plơ
󾬕túi có nhiều màu sắc hoa văn để lựa chọn
󾬕không gây độc hại an toàn cho người dùng
nhiều màu sắc hoa văn đẹp

󾬘Nhìn đơn giản, mộc mạc là thế,nhưng lại chứa đựng bao tâm tư tình cảm.không có gì quan trọng hơn sức khỏe của những người thân xung quanh ta,hãy chia sẻ trao tặng nhau chiếc plơ nhỏ bé này,cũng để truyền tảii sự quan tâm tới sức khỏe cộng đồng,người thân.Và nhằm duy trì,phát huy truyền thống đan plơ của người kơho mình nhé mọi người.

󾮜󾮜󾮜󾮜 hãy sử dụng Plơ túi đựng cơm của người  kơ ho thay cho hộp xốp gây độc hại nhé !!!!!!!!!!
liên hệ 0989295738
email:thocambrooke@gmail.com
website:thocambrooke.com

hãy thay thế hộp xốp gây độc hại bằng plơ túi đựng cơm của người koho




󾮜một thông điệp mà koho store muốn gửi đến bạn ✳

󾮚hằng ngày hằng giờ bạn và tôi điều thấy các cô các bác bán thức ăn trên khắp nơi  bằng hộp xốp như đựng cơm (cơm hộp),hộp xốp đựng xôi,bánh bao và bạn cũng nhìn thấy sự nóng hổi thơm ngon của thức ăn khi vừa chế biến xong.Hộp xốp đựng cơm bán phổ biến ở chợ, hay  được nhiều người ưa chuộng để đựng cơm, thức ăn vì sự tiện lợi.

󾮜Trong khi đó các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng không nên dùng hộp xốp để đựng thức ăn.

󾮜Theo kỹ sư Vũ Tân Cảnh, Phòng Vật liệu Polyme và Compozit, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hộp xốp được chế tạo từ nguyên liệu chính là một loại nhựa nhiệt dẻo gọi là Polystyren (PS) phân tử thấp. Về nguyên tắc, những vật dụng bằng nhựa chỉ dùng để đựng thức ăn nguội, tuy nhiên nhiều người Việt Nam lại dùng đựng thức ăn nóng, đây là điều tối kỵ.

󾮜Khi đựng đồ nóng, hàm lượng monostyren (một chất độc) trong loại nhựa này giải phóng ra càng nhiều sẽ gây tổn hại đến gan, cũng như nhiều bệnh khác. Không chỉ nhiệt độ cao, loại nhựa này khi gặp dầu mỡ, muối mặn, axít... sẽ gây độc tố hại cho con người", kỹ sư Cảnh nói.

󾮜Bên cạnh đó, trong quá trình gia công, ngoài nhựa PS, nhà sản xuất còn kèm các chất phụ gia và chất độn khác. Người tiêu dùng không thể biết chắc nhà sản xuất độn chất gì khi gia công. Kỹ sư Cảnh cho biết, thực tế không ít nơi vì mục đích lợi nhuận, cũng như trình độ chuyên môn kém, nhà sản xuất đã sử dụng nhựa phế liệu hoặc tỷ lệ từng chất không phù hợp dẫn đến sản phẩm có độc tố cao, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

󾮜Trước những mối nguy hại trên koho store đã tìm ra giải pháp mới cho người tiêu dùng không còn lo lắng về hộp xốp đựng cơm thức ăn hằng ngày nữa vì đã có plơ hay còn gọi là túi đựng cơm của người kơ ho (hình ảnh bên dưới của bài viết).

󾮜Plơ là túi đựng cơm của người koho thường được dùng để đựng cơm khi mang đi xa. Để đan những chiếc plơ này, cói được lựa chọn rất kỹ. Người đan phải lựa những sợi nho nhỏ đều nhau, dai chắc như nhau, xốp mềm như nhau... để đảm bảo những chiếc plơ sử dụng được lâu. Nếu lỡ 1 sợi bị đứt, toàn bộ chiếc plơ sẽ bung ra thành từng sợi cói rời rạc. 

 󾮚plơ được đan khéo có thể chống thấm được ít nhiều. Cơm đựng trong plơ có thể giữ nhiệt từ sáng đến trưa, nhưng lại không bị ứ nước làm cho hạt cơm bị ướt, hơn nữa vì plơ là túi mềm nên khi hơi nước bốc đi, cơm cũng được nén lại, chắc nụi như cơm nắm.
Thử dùng một lần bạn sẽ thấy cơm ngon hơn hẳn so với khi đựng trong hộp xốp, hộp nhựa, hộp kim loại ... vì những hộp này thường làm hạt cơm ứ nước, nguội lạnh và rời rạc như cát

󾬒Plơ tứi đựng cơm của người kơ ho đã giúp bạn tránh được tất cả mối nguy hại trên  khi bạn sử dụng plơ để đựng cơm xôi dù đồ ăn dù nóng hay lạnh .
󾬕 vật liệu đan tự cây thân nước tự nhiên
󾬕kỹ thuật đan giúp chống thấm nước,thoát hơi tốt
󾬕giữ cho cơm hay xôi ngon hơn khi đựng trong túi Plơ
󾬕túi có nhiều màu sắc hoa văn để lựa chọn
󾬕không gây độc hại an toàn cho người dùng 

󾬘Nhìn đơn giản, mộc mạc là thế,nhưng lại chứa đựng bao tâm tư tình cảm.không có gì quan trọng hơn sức khỏe của những người thân xung quanh ta,hãy chia sẻ trao tặng nhau chiếc plơ nhỏ bé này,cũng để truyền tảii sự quan tâm tới sức khỏe cộng đồng,người thân.Và nhằm duy trì,phát huy truyền thống đan plơ của người kơho mình nhé mọi người.

󾮜󾮜󾮜󾮜 hãy sử dụng Plơ túi đựng cơm của người  kơ ho thay cho hộp xốp gây độc hại nhé !!!!!!!!!!
liên hệ 0989295738
email:thocambrooke@gmail.com
website:thocambrooke.com

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

cách tu luyện bầu khô dân tộc koho

Từ xa xưa, để tự cấp tự túc, giải quyết nhu cầu đồ đựng trong đời sống hàng ngày, cư dân các dân tộc bản địa lâm đồng đã biết trồng bầu( loại bầu đắng có vỏ dày và cứng ) quanh các rẫy của mình để chế tác thành những công cụ, vật dụng  phục vụ cho cuộc sống của mình.

Hằng năm vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 dương lịch cư dân bản địa lâm đồng bước vào vụ gieo trồng. Xung quanh các rẫy lúa, rẫy bắp đồng bào thường thả một số hốc bầu, hốc bí, trong đó có cả bầu để ăn và bầu dùng để chế tác đồ đựng trong gia đình. Đồng bào có hai loại bầu: Bầu ngọt được trồng lấy quả làm thức ăn và bầu đắng có vỏ dày và cứng, hình dáng giống trái hồ lô dùng để chế ra các dụng cụ phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để bầu chế tác đồ đựng cho ra những quả to đẹp, hạt giống được bà con lựa chọn khá kĩ từ mùa vụ trước. Người ta chọn những quả bầu to, không sâu, vỏ ngoài bóng đẹp để cho thật già rồi mới lấy hạt. Phơi hạt giống 2 đến 3 nắng cho thật khô sau đó gói lại bằng lá cây và để trên gác bếp.




Trong quá trình sinh trưởng của bầu bí ngoài rẫy, bà con không làm giàn cho bầu leo mà để  bò dưới đất cho đến khi thu hoạch. Thông thường thời gian từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch khoảng 3 tháng. Ngay từ khi bầu ra hoa kết trái, người ta đã chọn chăm sóc những quả có hình dáng đẹp theo ý thích và phù hợp với từng loại vật dụng định chế tác. Để cho quả bầu thật già, họ cắt về làm vỏ bầu khô.

Quy trình để tạo ra vỏ bầu khô về cơ bản có ba bước chính: loại bỏ ruột, tạo màu cho vỏ bầu và đánh bóng sản phẩm. Nguyên liệu để loại bỏ ruột và tạo màu là các loại quả, lá được lấy trong tự nhiên như: trái ngeng để loại bỏ ruột; Các loại lá Hla tal, Hla neng, Hla Gul…để tạo mầu; Và quả me rừng để làm bóng đẹp sản phẩm.

Bầu sau khi thu hoạch đem phơi nắng hoặc gác trên gác bếp từ 1 đến 2 tuần cho khô, người ta sẽ tiến hành công đoạn bỏ ruột. Sau khi phơi khô, quả bầu được khoét miệng rồi đem ngâm xuống nước hoặc bùn từ 1 đến 2 tuần. Sau đó, lấy lên, đổ phần ruột đã tan ra rồi súc thật sạch trong nước. Tiếp tục ngâm lần hai để loại bỏ hoàn toàn ruột trong quả bầu. Tiếp đó họ lấy một loại quả rừng mà đồng bào gọi là  trái ngeng bỏ vào trong trái bầu ngâm trong khoảng 2 tuần, lấy lên và súc thật sạch trong nước lần nữa. Theo bà con thì công dụng của trái ngeng giúp khử mùi và làm sạch nhanh phần ruột bên trong quả bầu. Đem phơi khô 2 đến 3 nắng rồi tạo màu cho vỏ bầu.


Màu sắc vỏ bầu thường có hai màu chính: màu vàng và màu đen. Kỹ thuật tạo màu cho vỏ bầu khá đơn giản. Để có vỏ bầu màu vàng bà con chỉ cần đem phơi  (sau khi đã loại bỏ ruột) dưới nắng là sẽ có được màu vàng tự nhiên. Để có màu đen họ dùng lá Hla neng chà lên bề mặt vỏ bầu. Hla neng là loại cây mọc nhiều ở trong rừng, thuộc loại thân leo, lá dài xòe ra làm ba nhánh. Lá sau khi hái về được đem ra sử dụng ngay khi còn tươi. Để bầu có được màu đen như ý muốn, bà con lấy Hla neng chà đi chà lại trên bề mặt vỏ bầu từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1- 2 ngày.

Sau khi tạo màu xong, họ tiếp tục dùng quả me rừng để tạo độ bóng đẹp cho vỏ bầu. Me rừng có chiều cao từ 5 – 7m, lá nhỏ xếp sít nhau thành hai dãy, trông như lá kép lông chim. Cây ra hoa vào tháng 4 – 5 hàng năm, hoa nhỏ màu vàng mọc thành tán ở nách lá. Qủa hình cầu to bằng quả táo ta và có khía mờ. Bà con hái me rừng già đem về phơi khô sau đó dùng khúc cây đập nhỏ phần vỏ rồi đem chà lên bề mặt vỏ bầu để tạo màu. Về sau, khi vỏ bầu đã qua sử dụng, thỉnh thoảng bà con vẫn lặp lại công đoạn này để giữ cho sản phẩm luôn bóng đẹp và bền màu. Vỏ bầu sau khi được xử lí qua các công đoạn trên thường không bị mối mọt, không thấm nước, có độ bền cao. Đó là nguyên liệu chính, quan trọng để chế ra hàng loạt sản phẩm phục vụ cho đời sống.

Việc tạo lỗ, làm miệng của trái bầu cũng đòi hỏi phải hết sức khéo léo. Dao dùng để cắt miệng bầu phải thật sắc, tránh làm nứt, mẻ sản phẩm. Tuỳ vào công dụng và chức năng của từng loại vật phẩm mà miệng của chúng có độ lớn nhỏ và vị trí cao thấp khác nhau. Có quả bầu được cắt bỏ cuống để tạo miệng bên cạnh cuống, nhiều quả miệng lại nằm chếch về một bên tạo dáng khá đẹp. Tuy nhiên, do vật dụng trong đời sống của người đồng bào chủ yếu là những đồ đựng nên phần lớn miệng bầu được cắt từ phía cuống bầu xuống. Khoảng cách từ cuống đến vị trí cắt từ 2 – 3cm. Nắp của sản phẩm tuỳ thuộc vào độ to nhỏ, công dụng, chức năng từng vỏ bầu. Thông thường người ta dùng miếng giấy cứng hoặc dùng lá cây dầu cuộn tròn làm nắp để nút miệng bầu.


Những người khéo tay còn dùng dao để tiện, gọt, khắc…tạo hình trên vỏ bầu. Với những vỏ bầu dùng đựng hạt giống, có người còn dùng dây mây đan thành một cái giỏ vừa khít, ôm lấy thân bầu như một quang treo để treo tái bầu lên dàn bếp dành cho vụ mùa sau. Chế tạo vỏ bầu không phức tạp, song đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay, tránh làm sứt mẻ và tạo nên tính đa dạng cho sản phẩm. Mỗi một sản phẩm làm ra đều được những bàn tay, khối óc người chế tác gửi gắm vào đó những tình cảm đời sống cộng đồng, đồng thời là sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hoá của cư dân nơi đây.

Trong đời sống sinh hoạt của cư dân bản địa Lâm đồng, vỏ bầu khô chủ yếu được sử dụng để làm đồ đựng, đồ múc, đồ rót. Vỏ bầu khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trước đây vào mỗi gia đình ta đều thấy ở góc bếp có một dàn vỏ bầu khô đựng nước cho sinh hoạt hàng ngày. Người dân bản địa Lâm đồng thường sử dụng vỏ bầu khô đi lấy nước ở các giọt nước của làng đem về sử dụng. Bầu đựng nước thường to, thuôn dài để có thể đựng được nhiều nước và thường có vỏ có màu đen. Ngoài những bầu nước dùng để sử dụng chung, thường mỗi thành viên trong gia đình đều có một vỏ bầu nước uống riêng để tránh uống lẫn nước của nhau. Người lớn bàu lớn, trẻ em bầu nhỏ. Nước đựng trong bầu vừa tiện dụng lại rất mát, phù hợp với khí hậu nắng nóng ở Lâm Đồng nên được mọi người ưa thích. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng vỏ bầu khô để đựng nước hoặc đựng cháo mỗi khi đi làm nương rẫy xa. Riêng loại vỏ bầu màu vàng được sử dụng để đựng rượu tiếp khách. Loại này thường tròn nhỏ và là những quả dáng hồ lô khá đẹp mắt.







Trong điều kiện xã hội còn chưa phát triển, việc tận dụng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh để phục vụ cuộc sống của mình và sống hài hòa cùng thiên nhiên là nét văn hóa đặc trưng. Từ lâu rượu cần, chiếc gùi, nhà sàn, bầu nước… đã trở thành biểu tượng của cư dân các dân tộc bản địa Lâm Đồng.
Tìm hiểu thêm tại thocambrooke.com

gùi trong đời sống hằng ngày của người Kơ ho

Gùi - đối với đời sống của người Kơ ho di linh  - không chỉ là đồ vật sử dụng trong cuộc sống thường nhật như khi đi nương rẫy, đi chợ mua bán, hái rau trong rừng, mà còn là “tác phẩm mỹ thuật” được trang trí nhiều hoa văn, thể hiện đôi bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, gửi gắm bao tâm tư tình cảm của người làm ra nó.
gùi đi hỏi cưới 




Đến với Người Kơ ho, chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh các cụ già, phụ nữ, đàn ông và trẻ nhỏ đeo những chiếc gùi lên nương,di bộ đến chợ…  Họ gùi mọi thứ như  cà phê,bó rau bếp, củ măng lồ ô, thảo mộc, mớ lá, gốc cây, con heo, con gà… đến chợ; rồi lại gùi những gói mì tôm, chai nước, cân gạo, gói bánh… đi về.
Vật dụng hữu ích
Sinh sống trong điều kiện địa hình rừng núi, không thể dùng các phương thức vận chuyển như gánh gồng, đội, thì gùi là phương thức vận chuyển phù hợp với người kơ ho.
Đi trong rừng già, lối mòn rất nhỏ, với chiếc gùi đeo trên lưng, con dao phát hay còn gọi là yoăs là vật dụng không thể hiếu của người Kơ ho trên tay rảnh rang, họ có thể vạch lá nâng cành trên lối đi, thậm chí có thể còn thu nhặt rau măng một cách thuận lợi. Với 2 quai gùi đeo trên 2 vai, gùi nằm phía sau lưng, chiếc gùi rất thuận tiện cho việc di dời, vận chuyển của đồng bào. Gùi theo họ lên rừng, đi rẫy, vận chuyển lúa bắp, rau măng; ra suối lấy nước; đi chợ, đi chơi, đi thăm hỏi người thân và gùi những sính lễ trong ngày cưới xin…
Có thể nói, chiếc gùi là vật dụng gắn liền với cuộc sống của người Kơ ho nhất, đặc biệt là phụ nữ. Từ khi còn là đứa trẻ dăm bảy tuổi theo ông đi chăn trâu, các em đã học đeo những chiếc gùi trên vai để đựng cơm nước và thức ăn. Cứ thế, chiếc gùi cùng các em lớn lên rồi lấy chồng, sinh con. Những đứa trẻ lại nằm trong gùi theo mẹ đi làm.và điều đặc biệt nhất của người  kơ ho là những người ông người bà thường có quan niệm là sắp khi tuổi già sức yếu là phải đan tặng tất cả con cháu trong nhà để sau này lấy vợ lấy chồng để có gùi mà đi làm nương rẫy.
Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, đời sống của đồng bào đã khác trước, nhiều người đã có xe đạp xe máy, nhưng chiếc gùi vẫn là phương tiện vận chuyển khó có thể thay thế của họ. Chiếc gùi đã, đang và sẽ còn gắn bó thân thiết với cuộc sống của đồng bào các dân tộc bản địa nơi đây. Nó sống mãi cùng thời gian, từ quá khứ, hiện tại và cả tương lai cùng những người phụ nữ bản địa nơi đây.
Nét văn hóa đặc trưng
Tùy theo từng loại gùi mà người  kơ ho cho ra hình dáng chiếc gùi có cấu tạo khác nhau, trang trí hoa văn, màu sắc khác nhau. Theo đó, với cộng đồng người Kơ ho thì chiếc gùi có kích thước, hoa văn khác cộng đồng người Raglai, người Mạ, người Ba Na, người Jrai, người S’tiêng…
Có nhiều loại hình và kiểu dáng gùi khác nhau, nhưng về cơ bản có thể chia các loại: Gùi thân tròn, một lớp, đan thưa (nan to) để dùng lấy củi, rau, măng, hoặc đựng bầu khi đi lấy nước…; Gùi thân tròn, một lớp, đan dầy (nan nhỏ) dùng để đựng (hoặc cõng) lúa gạo, bắp....; Gùi thân dẹt một hoặc ba ngăn đan dầy (thường đan bằng mây - nan nhỏ) dùng cho đàn ông khi đi rẫy, đi săn để đựng cơm, thuốc hút, ống tên… (có tác dụng như chiếc ba lô), khi đeo áp chặt vào lưng, rất thuận tiện khi luồn lách trong rừng.
 Những chiếc gùi của người kơ ho thường được làm từ tre và các loài cây thuộc họ tre, nứa và mây. Dây mây được dùng để cạp miệng,dây đeo và đế gùi, đan quai gùi. Đế gùi thường được làm bằng song, mây và các loại gỗ mềm. Trong quá trình đan thân gùi, người ta tạo hoa văn trang trí bằng cách đan cải hoa văn màu đen, màu đỏ (bởi các sợi nan đã được nhuộm mầu bằng nhựa cây rừng) hoặc các nan cùng màu bằng cách lật mặt cật hoặc mặt lòng để có hai màu khác nhau. Thân gùi có thể nẹp tre hoặc mây. Nẹp thân được ốp vào thân gùi bằng dây mây. Ở mỗi tộc người kích thước chiếc gùi và hoa văn trang trí trên đó cũng khác nhau, nếu không để ý kỹ, nhiều người sẽ khó lòng phân biệt được. Ví như chiếc gùi của người Mạ tại Lâm Đồng thường có hình trụ tròn thuôn nhỏ dần và được đan trơn nghĩa là không điểm xuyết thêm hoa văn, họa tiết hay các múi lượn sóng gì cả. Gùi của người S’tiêng tại vùng biên giới Đăk Nông không trụ tròn mà có dạng hình vuông trụ chéo, có những góc ở nếp làm cho nó trở nên đẹp đẽ hơn. Hơn nữa, gùi của người S’tiêng còn có cả nắp đậy nên dù nó chứa được ít đồ hơn nhưng lại tiện lợi và có nhiều công dụng hơn. Đặc biệt gùi của người Ê Đê vùng Đăk Lăk, Gia Lai là đặc biệt nhất bởi nó còn được làm từ…gỗ. Đó là những thân gỗ to được đục ruỗng ở thân, có quai để buộc dây vải thổ cẩm, đeo ngang lưng. Những loại gỗ thường được người Ê Đê dùng để chế tác gùi gồm gỗ hương, gỗ trầm. Tuy làm từ gỗ nhưng gùi của họ khá nhẹ, lại bền nên một chiếc gùi có thể dùng cả vài chục năm trời không bị hỏng như gùi bằng mây tre đan khác.
Gùi luôn là vật bất li thân, đặc biệt đối với người phụ nữ, đã trở thành biểu trưng cho tính chịu thương chịu khó của người phụ nữ. Với họ, chiếc gùi còn là niềm kiêu hãnh, là trang sức và tâm hồn của họ chứ không chỉ đơn thuần là dụng cụ để mang vác, thay thế cho đôi bàn tay như từ thủa sơ khai hàng trăm năm trước khi nó bắt đầu ra đời vậy. Nó có lẽ là một trong vài nét văn hóa đặc sắc nhất còn tồn tại đến nay trên mảnh đất này chưa bị cơn lốc của cuộc sống hiện đại cuốn đi. Dường như, không có hình ảnh nào đẹp đẽ miêu tả về phụ nữ Tây Nguyên bằng hình ảnh những chiếc gùi trên lưng họ.
Không chỉ xuất hiện trong cuộc sống thường nhật, những chiếc gùi của người Kơ ho còn đi cả vào thơ ca, nhạc họa và phần nhiều đã trở thành thông dụng. Đặc biệt, cả những bức tượng điêu khắc của người Kơ ho cũng có dáng dấp của chiếc gùi. . Họ đẽo các bức tượng phụ nữ, đàn ông đeo gùi quanh nhà mồ như thể hiện rằng, ngay cả ở thế giới bên kia thì đồng bào người dân tộc vẫn gắn bó với chiếc gùi như một phần không thể tách rời. Chính vì thế, nó là nét văn hóa đặc trưng, sâu sắc nhất trong tâm thức của đồng bào nơi đây.
Từ những ngày nắng, ngày mưa cho tới những ngày giông gió hay sương giăng, người Kơ ho vẫn lặng lẽ với chiếc gùi trên vai, mặc dù nhịp sống hiện đại - với rất nhiều những công cụ khác có thể thay thế chiếc gùi nhưng chiếc gùi vẫn trên vai của người Kơ ho nơi đây!

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

bán túi đeo chéo người Kơ ho tại đà lạt ,tphcm

thocambrooke.com bán các loại túi đeo chéo được làm từ thổ cẩm diệt thủ công của người  kơ ho .túi được thiết kế phù hợp với mọi lứa tuổi ,màu sắc đẹp bền ,vải được diệt thủ công đem lại sự mềm mại và bền chắc chắn.Ngày nay cuộc sống luôn bận bịu và năng động khi có túi đeo chéo thổ cẩm người kơ ho sẽ luôn đem cho bạn sự thoải mái và hợp thời trang .
túi đeo chéo thổ cẩm của người Kơ ho
túi đeo chéo thổ cẩm rất phù hợp cho việc đi lại cho bạn đi ra ngoài như du lịch đi dự tiệc hay đựng các vật dụng cần thiết nhất như  diện thoại,máy tính bảng và quyển sổ làm việc của bạn.
hãy đeo túi thổ cẩm bên bạn để giúp bạn đem theo mọi thứ mà không phải lo lắng bị rớt hay quên các thứ bạn cần.
liên hệ :0989295738
email:thocambrooke@gmail.com
website:thocambrooke.com

văn hóa âm nhạc tại thocambrooke.com

Tại sao rau bép luôn sạch và an toàn với gùi và rổ rá mây tre đan

Tại sao rau bép luôn sạch và an toàn với gùi và rổ rá mây tre đan
✈ Khi hái rau bép người kơho thường phải mang gùi vì điều này luôn giữ cho rau bếp không bị nát hay hư hại đến lá non của rau.
✈  khi hái rau bằng gùi sẽ dễ dàng hơn bất cứ các loại vật dụng nào khác.
rổ mây tre luôn giữ cho rau bép sạch, thoáng mát giữ cho rau bếp lâu hư hại hơn.
Rá mây tre đan hình trái tim giúp cho rau bếp có nhiều không gian để đựng hơn tránh trường hợp làm nát lá rau bếp .
❤ Người Kơho luôn sử dụng vật đan từ mây tre vì sản phẩm đan từ mây tre không gây độc hại như sản phẩm từ nhựa.
♛ sản phẩm mây tre đan như gùi,rổ rá luôn bảo vệ mọi thứ và bảo vệ sức khỏe của bạn ....sản phẩm mây tre đem lại hình ảnh và không gian đẹp cho bà nội trợ khi trong nhà có gùi ,rổ rá hình trái tim ....
☼Hãy để sản phẩm từ thiên nhiên như gùi ,rổ rá làm đẹp không gian bếp núc nhà bạn và tránh nhiễm độc khi sử dụng nhiều sản phẩm từ nhựa như hiện nay nhé ✎✎✎
tìm hiểu thêm về sản phẩm đan từ mây tre đan tại ¡¡¡¡¡¡.
Thocambrooke.com
gùi đựng rau bép

rá để rau bép




rá dân tộc



rá đựng rau bếp